Nhu cầu mua laptop đã qua sử dụng dần trở nên phổ biến và cũng là sự lựa chọn hàng đầu ở người tiêu dùng. Tuy nhiên nhiều khách hàng vẫn đặt câu hỏi làm sao có thể mua được sản phẩm ngon lành, đáng đồng tiền nhất. Với nền tảng kinh nghiệm dày dặn, Laptop Bách Khoa chẳng ngại nêu rõ hướng dẫn test laptop cũ chuẩn không cần chỉnh thông qua bài viết dưới đây.
Thực hiện theo hướng dẫn test laptop cũ cực kỳ cụ thể
Kiểm tra tổng thể laptop
Bước test laptop cũ đầu tiên đó chính là kiểm tra tổng thể. Tiến hành kiểm tra kỹ càng tổng thể bên ngoài sẽ tiết lộ vô số điều về sản phẩm mà bạn đang định mua. Cần nhìn xung quanh xem thử chúng có bị nứt hay vỡ chỗ nào không, cạnh viền có hở không. Lưu ý đừng bỏ qua vị trí góc máy và khu vực bản lề vì chúng là 2 bộ phận quan trọng.
Bên cạnh đó, nếu phát hiện laptop không còn nguyên tem thì cũng không nên quá lo lắng do thời bây giờ việc bảo dưỡng, vệ sinh, nâng cấp RAM hoặc ổ cứng rất thường xuyên diễn ra. Tuy nhiên, trường hợp không am hiểu cho lắm về kỹ thuật thì bạn hãy lựa chọn laptop cũ còn nguyên tem, điều ấy sẽ giúp giảm thiểu bớt những khâu kiểm tra phức tạp.
Kiểm tra màn hình laptop
Kiểm tra màn hình laptop là bước test laptop cũ thứ 2 mà Laptop Bách Khoa muốn chia sẻ đến bạn. Bắt đầu yêu cầu nhà cung cấp laptop cũ lau sạch sẽ màn hình để dễ dàng phát hiện vết trầy xước. Vết trầy xước nhỏ mờ thì có thể chấp nhận, nhưng màn hình trầy xước nặng chắc chắn sẽ gây ảnh hướng tới chất lượng hiển thị.
Tiếp theo, sử dụng phần mềm http://www.softpedia.com/get/System/Benchmarks/Dead-Pixel-Tester.shtml nhằm kiểm tra màn hình xem có xuất hiện vạch kẻ hay điểm chết không. Khi chạy phần mềm này nền sẽ chuyển lần lượt thành nhiều màu khác nhau. Mỗi lúc chuyển sang một màu nền, bạn nhớ nhìn thật kỹ toàn bộ màn hình nhé.
Kiểm tra loa
Kiểm tra loa là bước test laptop cũ không thể bỏ sót. Kiểm tra loa đơn giản bằng cách mở nhạc. Lưu ý rằng phải kiểm tra cả hai bên loa trái và phải để coi có bên nào rè, mất tiếng không.
Kiểm tra ổ đĩa quang
Quyết định đi mua laptop cũ, bạn hãy chủ động mang theo vài chiếc đĩa CD, DVD để tiến hành kiểm tra ổ đĩa quang. Trên thực tế, không ít sản phẩm laptop cũ chỉ đọc được đĩa CD, không đọc được đĩa DVD và ngược lại.
Kiểm tra bàn phím
Thêm một phương pháp test laptop cũ nữa là kiểm tra bàn phím. Dùng phần mềm Keyboard Test http://www.passmark.com/products/keytest.htm để kiểm tra bàn phím. Phần mềm luôn hiển thị bàn phím ảo trên màn hình. Bạn cần bấm lần lượt từng phím một, nếu bàn phím ảo hiện màu xanh thì tức là phím đó vẫn hoạt động bình thường.
Kiểm tra chuột cảm ứng
Điều khiển bàn di chuột xem có bị nhảy lung tung không, có xuất hiện hiện tượng di mãi mà chuột không chạy hay không. Một số con laptop cũ khi cắm sạc vào lại mắc tình trạng nhảy chuột, nguyên nhân chủ yếu là do adapter không chuẩn. Gặp trường hợp như vậy thì bạn hãy ngay lập tức yêu cầu người bán đổi adapter rồi tiến hành test laptop cũ lại.
Kiểm tra wifi
Kiểm tra laptop kết nối wifi tốt không, trong lúc sử dụng có thường xuyên rớt mạng không. Mạnh dạn bật wifi của smartphone lên đồng thời so sánh với chiếc laptop. Nhận thấy laptop bắt sóng wifi yếu hơn smartphone thì nên cân nhắc.
Kiểm tra webcam và cổng kết nối
Thông thường windows 7 không có sẵn chương trình xem webcam như windows XP, bạn có thể truy cập testwebcam.com để kiểm tra tình trạng hoạt động của webcam. Chú ý cắm thử các cổng USB, cổng mạng… xem tất cả các cổng kết nối có hoạt động không.
Xem ngay bây giờ: TOP 4 mẫu Laptop cũ đáng mua 2021 không thể bỏ qua tại Laptop Bách Khoa
Trên đây là tổng hợp hướng dẫn test laptop cũ siêu hiệu quả. Hy vọng qua những tiết lộ của Laptop Bách Khoa đã giúp bạn tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm để mua được sản phẩm ngon lành, cấu hình mạnh mẽ, đặc biệt là phù hợp cùng nhu cầu sử dụng. Nhất định phải bỏ túi những hướng dẫn trên đó nha bạn yêu. Xin chân thành cảm ơn.